Không đi làm muộn, sẵn sàng đặt câu hỏi khi chưa biết, trung thực,...là những điều người đi làm nên biết khi bắt đầu một công việc mới.
>15 nghề kiếm bộn nhất nước Mỹ năm 2012

Ảnh: Thousandaire
Ảnh minh họa: Thousandaire

Glassdoor, website hàng đầu về việc làm và nghề nghiệp, đã đưa ra 10 điều nên tránh dưới đây.

1. Đi làm muộn

Đúng giờ luôn là điều đầu tiên người đi làm phải nhớ, đặc biệt với những ai bắt đầu cho công việc mới. Thực tế cho thấy, việc đi muộn trong ngày đầu tiên, hay thậm chí là vài tuần đầu tiên, đều tạo ấn tượng xấu trong mắt mọi người trong cơ quan. Để tránh được lỗi trên, nhân viên cần tính toán trước thời gian đi làm, và các yếu tố khách quan như đường xá, tình trạng giao thông, những tình huống bất thường có thể gây đến trễ.

2. Mặc đồ thiếu nghiêm túc

Người đi làm nên thảo luận trước với các nhà quản lý của mình hoặc những người có kinh nghiệm về tác phong trang phục của cơ quan, để biết được nên hay không nên mặc những gì khi đi làm. Không gì có thể tệ hơn việc ăn vận trang phục lôi thôi hoặc không phù hợp với môi trường làm việc trong ngày đầu tiên đi làm và bị quản lý chú ý. Ấn tượng vẻ bề ngoài luôn quan trọng để chứng minh tác phong trong công việc.

3. Xem nhẹ các buổi định hướng, đào tạo

Rất nhiều công ty yêu cầu nhân viên mới phải tham gia các buổi định hướng, đào tạo trước khi bắt đầu vị trí mới. Thế nhưng, không ít người có xu hướng bỏ qua hoặc xem nhẹ những chương trình như vậy. Đây là quyết định thiếu khôn ngoan, bởi ngay cả khi người hướng dẫn không phải là quản lý trực tiếp trong công việc, họ cũng là những người đánh giá thái độ ban đầu của nhân viên để báo cáo với lãnh đạo và các đồng nghiệp.

4. Luôn trông chờ được hướng dẫn

Công ty nào cũng có những nguyên tắc, tiêu chí, các chuẩn làm việc của riêng họ, nhưng không phải lúc nào nhân viên mới cũng được chỉ dẫn rõ ràng. Ai may mắn thì được thông báo, hướng dẫn cặn kẽ qua các buổi định hướng, chương trình đào tạo, nếu không, cũng đừng vội cảm thấy mình bị bỏ rơi hay nản lòng. Thay vào đó, nhân viên nên tự tìm hiểu và làm chủ được những quy tắc căn bản của công ty.

5. Đề nghị đồng nghiệp làm phần việc của mình

Việc nhân viên mới cần giúp đỡ hoặc hướng dẫn trong những tuần đầu tiên nhận việc, hay đề nghị đồng nghiệp hỗ trợ, trả lời các thắc mắc là hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng không có cách nào để tạo ấn tượng xấu và gây khó chịu cho người khác nhanh hơn việc nhờ họ làm luôn việc cho mình. Nên nhớ, công ty thuê nhân viên vì khả năng hoàn thành công việc của họ, chứ không phải khả năng nhờ người khác hoàn thành công việc. Cách tốt nhất là tự tin vào bản thân và chứng minh thực lực của mình.

6. Gọi điện riêng quá nhiều

Thời gian ở cơ quan để dành cho công việc. Nhà tuyển dụng không trả tiền cho nhân viên để họ trò chuyện với bạn bè hay quan tâm việc khác. Người đi làm nên thông báo trước cho gia đình và bạn bè về thời gian làm việc của mình để tránh tối đa việc trò chuyện trong giờ hành chính, đồng thời đặt ra quy tắc cho riêng mình, giới hạn sử dụng điện thoại cá nhân trong giờ làm, trừ các trường hợp khẩn cấp.

7. Yêu cầu thêm lương

Hầu hết các hợp đồng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên đều quy định về mức lương trong khoảng thời gian làm việc. Vì vậy, các nhân viên mới không nên thay đổi suy nghĩ về tiền lương khi bản thân họ còn chưa đóng góp được gì cho công ty. Người đi làm chỉ nên yêu cầu tăng lương khi đã làm việc được thời gian dài và chứng minh được giá trị của mình đối với công việc và cơ quan.

8. Liều lĩnh tạo thay đổi

Khi đi làm, tâm lý chung của mọi người là tạo được ấn tượng tốt dù là người mới đến, và luôn tìm cách để nhà quản lý thấy sự lựa chọn của họ là đúng đắn. Tuy nhiên, cần phải lưu tâm tới việc đề xuất các chính sách hay chiến lượng mới trong những tuần đầu làm việc, bởi đây chưa hẳn là cách hay. Thậm chí có thể gây khó chịu cho những người làm việc lâu năm tại đây. Lời khuyên đưa ra lúc này là bình tĩnh, dành thời gian để hiểu rõ hơn về công việc, khi thời cơ đến và cần sự thay đổi, những lời gợi ý sẽ không bao giờ thừa.

9. Thiếu trung thực

Nhân viên mới có thể được yêu cầu làm hoặc nắm rõ những điều mà mình chưa từng biết hay không hiểu rõ. Thay vì vỗ ngực khẳng định tự mình sẽ làm được, hãy thật thà trước nhà tuyển dụng và không ngần ngại nói: "Tôi không biết". Trung thực là điều cần thiết. Hãy trả lời nếu không biết, nhưng đừng quên hứa sẽ tìm hiểu và hoàn thành, rồi thực hiện lời hứa đó.

10. Ngại yêu cầu giúp đỡ

Mới đi làm có thể tạo cảm giác háo hức bắt đầu công việc, tới mức không muốn dừng lại và nêu ra những câu hỏi mà mình chưa rõ. Nhưng bỏ qua những câu hỏi cơ bản nhất là tự tạo cho mình con đường dẫn đến thất bại. Những sai lầm của cá nhân có thể dẫn đến tiêu tốn tiền của và thời gian của công ty. Người đi làm cần hỏi và học mọi thứ cần thiết về công việc của mình.

Phương Linh

Các tin khác
 
Hỗ trợ trực tuyến
Nhân viên kinh doanh
NV Kinh Doanh
Phone: 028 3536 8888
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 118 118
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 119 119
Chăm sóc khách hàng
NV Kinh Doanh
Mobile: 028 22 119 119
Hotline
Mobile: 0942 119 119
Email: info@alibaba.vn

Quảng cáo

Ads
Ads
Ads
Đang online :152 - Tổng truy cập : 93,358,952