Thị trường bán lẻ Việt Nam vừa rớt khỏi top 30 thế giới nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lạc quan vào tiềm năng phát triển của ngành này và không ngừng gia nhập hoặc mở rộng quy mô.
>Việt Nam rời Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn thế giới
>Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng

Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đã xấu đi từ vài năm nay. Khủng hoảng kinh tế khiến sức mua của người dân giảm sút, hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ phải đóng cửa.

Trước đó, năm 2008, Việt Nam được đánh giá là quốc gia mới nổi có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu.

Thị trường bán lẻ Việt Nam dù bị rơi khỏi top 30 vẫn được đánh gái đầy tiềm năng. Ảnh: Lệ Chi

Đến 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ đứng thứ 6 về mức độ hấp dẫn và rơi xuống thứ 23 năm 2011. Đến 12/6, hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ A.T.Keraney công bố Chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2012, Việt Nam đã chính thức rơi khỏi danh sách 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Đây đã là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam tụt hạng trong danh sách này.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức trên, nhiều nhà bán lẻ thế giới và cả trong nước thời điểm này vẫn quyết định gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam với kỳ vọng tình hình sẽ được cải thiện trong 6 tháng cuối năm và thời gian tới. Tập đoàn SUTL hôm 13/6 đã đưa vào hoạt động cụm vui chơi giải trí ẩm thực liên hoàn triệu USD tại TP HCM. Đây là Tập đoàn chuyên kinh doanh các dịch vụ giải trí, ẩm thực, bán lẻ và chăm sóc sức khỏe.

Giải thích cho động thái này, đại diện SUTL cho biết rất lạc quan về tiềm năng phát triển kinh doanh tại đất nước hình chữ S, thị trường với dân số đông và trẻ cùng nhu cầu giải trí ngày một tăng cao.

Hay như trường hợp nhà bán lẻ khác đến từ Nhật Bản - Tập đoàn AEON mới đây cũng đã công bố dự án Celedon Shopping Mall từ quý trước và đã khánh thành chuỗi cửa hàng tiện lợi - Ministop tại TP HCM. Ngoài ra, đơn vị này còn phối hợp với Trung Nguyên có kế hoạch mở thêm 30 cửa hàng trong năm 2012 và dự kiến sẽ phát triển hệ thống lên đến 500 cửa hàng trên khắp Việt Nam trong vòng 5 năm.

Không riêng gì doanh nghiệp nước ngoài, bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng tỏ ra khá lạc quan về triển vọng phát triển thị trường bán lẻ thời gian tới. Công ty cổ phần Pico- Nhà bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc bất chấp doanh thu trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm nay bị sụt giảm gần 20% vẫn quyết định đầu tư, xây dựng Khu phức hợp thương mại Pico Plaza tại đất Sài thành.

Ông Nguyễn Anh Tân, Phó giám đốc công ty Pico Sài Gòn thừa nhận, hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, từ lâu thị trường bán lẻ của nước ta được cho là có sức hấp dẫn cao nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư và phát triển hệ thống phân phối của mình.

Riêng tại TP HCM, thị trường có thể nói là nhộn nhịp và năng động nhất nước thì việc mở rộng mạng lưới kinh doanh luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. "Vì đây là nơi mà các nhà đầu tư luôn tìm thấy cơ hội làm ăn của mình", ông Tân nói.

Cũng theo ông Tân, tình hình kinh tế khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời. Trong khi đó, xã hội càng phát triển thì đời sống người dân càng được nâng cao và họ càng trú trọng đến tính an toàn và thưởng ngoạn trong sinh hoạt. Và thực tế cho thấy, có một sự chuyển dịch về xu hướng mua sắm từ chợ truyền thống sang các trung tâm thương mại và siêu thị tiêu dùng hiện đại tại Việt Nam.

Đây là một trong những nhân tố được ông Tân cho rằng đã giúp Pico tự tin gia nhập thị trường bán lẻ TP HCM. "Dự kiến khai trương vào tháng 9 này, thời điểm mà sức mua đã quay trở lại và bắt đầu tăng mạnh vào quý IV", ông Tân kỳ vọng.

Nhìn nhận về động thái trên của các nhà bán lẻ, một chuyên gia kinh tế tại TP HCM cho rằng, đây là một bước đi mạo hiểm trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, trong khó khăn thách thức luôn tiềm ẩn cơ hội, nếu đơn vị bán lẻ nào đã có những tính toán cẩn trọng và sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu và tạo ra được sự khác biệt lớn thì sẽ vẫn phát triển tốt.

Một lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) cũng chia sẻ, không nên quá bi quan khi chỉ quan tâm vào đánh giá xếp hạng. Bởi theo ông, sức hấp dẫn tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều, do ở nước ta hiện nay người tiêu dùng chưa đến mức đã thỏa mãn hết tất cả mọi nhu cầu.

Đồng quan điểm này, đại diện siêu thị Big C cho biết, trong lĩnh vực phân phối, so với các thị trường lân cận, thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 20%, và ít cạnh tranh. Vì vậy, tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ rất lớn và hấp dẫn, cả phân phối tổng hợp lẫn phân phối chuyên nghành.

Điều này cũng lý giải vì sao nhiều nhà phân phối nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam như Big C, Parkson, Metro Cash & Carry, Lotte Mart, Family… tiếp tục mở rộng hệ thống kinh doanh của mình, trong khi những nhà phân phối lớn của nước ngoài khác vẫn nhảy vào Việt Nam như Aeon, E-Mart…, vị đại này nhận xét.

Lệ Chi

Các tin khác
 
Hỗ trợ trực tuyến
Nhân viên kinh doanh
NV Kinh Doanh
Phone: 028 3536 8888
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 118 118
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 119 119
Chăm sóc khách hàng
NV Kinh Doanh
Mobile: 028 22 119 119
Hotline
Mobile: 0942 119 119
Email: info@alibaba.vn

Quảng cáo

Ads
Ads
Ads
Đang online :72 - Tổng truy cập : 93,368,608