Chuyên gia nước ngoài nhận định về CPI âm'>

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 giảm 0,26% phần lớn do sự suy giảm của nhóm hàng ăn uống. Nhưng trên thực tế, chỉ một số ít mặt hàng như thịt lợn, gà công nghiệp giảm nhẹ, còn lại vẫn giữ giá dù sức mua yếu hơn trước.
>CPI lần đầu ở mức âm sau 38 tháng
>'Lạm phát giảm do sức mua của người dân kiệt quệ'
>Chuyên gia nước ngoài nhận định về CPI âm

Tại chợ Cầu Giấy, Hà Nội, giá các loại hải sản ngày 25/6 giữ nguyên so với tháng trước. Cụ thể, với mỗi kg tôm tươi cỡ vừa có giá 20.000 đồng, ngao có giá 30.000 đồng… Nhiều loại rau xanh như rau muống, rau bí, cà chua, dưa chuột cũng giữ giá, dao động từ 5.000 đến 7.000 đồng mỗi kg. Riêng hoa quả khá đắt như dưa hấu 17.000 đồng một kg, còn cam, đào lần lượt có giá 60.000 đồng và 30.000 đồng.

“Thời tiết ổn định, rau xanh rẻ, nhưng hoa quả nhập từ miền Nam vào nên vẫn đắt”, chị Thư, kinh doanh cả 2 mặt hàng này ở chợ Dịch Vọng cho biết.

Dù xăng liên tục giảm giá trong vòng hai tháng qua nhưng giá hàng hóa vẫn neo ở mức cao. Ảnh: Lệ Chi

Tại nhiều chợ dân sinh, Hà Nội, giá thịt lợn và thịt gà công nghiệp giảm nhiều nhất so với hồi đầu năm. Mỗi kg thịt lợn có giá 90.000-125.000 đồng, với thịt ba chỉ, mông sấn, nạc thăn. Giá gà công nghiệp khoảng 40.000-42.000 đồng một kg. "Thịt bò và thịt gà vẫn giữ giá. Việc hạ giá trên là do nguồn cung từ các trang trại chăn nuôi dồi dào, trong khi nhu cầu trên thị trường giảm mạnh", một tiểu thương nói.

Trong khi đó, tại TP HCM, theo khảo sát của VnExpress.net, chỉ có giá thịt lợn là giảm nhẹ, các loại thực phẩm khác như thịt bò, gà,... hiện vẫn neo ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm. Mỗi kg thịt lợn hiện xoay quanh 80.000 đến 100.000 đồng tùy từng loại. "Mức giá này đã giảm xuống khoảng 5.000 đồng trong khoảng 2-3 tháng nay", một chủ sạp tại chợ Gò Vấp cho biết.

Trong khi đó, mỗi kg thịt bò tại các chợ vẫn giữ giá bán cao tương đương dịp Tết Nguyên đán, dao động từ 170.000 đến 240.000 đồng mỗi kg. Theo các chủ sạp tại khu vực chợ Gò Vấp, thịt bò đứng ở mức giá này khiến sức mua của người dân rất chậm. “Người mua hàng chê giá đắt nên mua ít. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không có cách nào để giảm giá bán cho khách vì đầu vào hiện vẫn ở mức cao", chị Thu Hương, một tiểu thương than thở.

Trong khi đó, bà Vũ Thị Mai, chủ sạp trái cây tại chợ Gò Vấp cho hay, hàng hóa của bà được lấy từ chợ đầu mối Thủ Đức. Mỗi ngày nhập khoảng 20 thùng lớn nhỏ với giá vận chuyển là 10.000 đồng mỗi thùng dưới 50 kg và 15.000 đồng một thùng trên 50 kg. Giá vận chuyển này vẫn giữ nguyên từ dịp Tết đến nay. Do đó, giá trái cây bán ra không biến động nhiều. Theo bà, giá cả chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Cụ thể, giá chôm chôm hiện đã giảm, nhưng giá vải so với đầu mùa lại tăng gần 10.000 đồng một kg.

Tại các siêu thị, giá bán hiện vẫn theo bảng giá niêm yết cách đây một tháng, có chăng chỉ là giảm vài mặt hàng theo chương trình khuyến mãi của nhà cung cấp.

Đại diện siêu thị Maximark, TP HCM cho biết, tất cả mặt hàng bán trong siêu thị này đang ở mức giá ổn định chứ không giảm. "Có một số nhóm hàng được nhà cung cấp áp dụng khuyến mãi thì có giá thấp hơn mặt bằng chung khoảng 10-15%", bà nói.

Giá trái cây chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ. Ảnh: Xuân Ngọc.

Giải thích việc giá hàng hóa chưa giảm, ông Huỳnh Hữu Tuấn, phụ trách siêu thị Citimart Bình Thạnh, TP HCM cho biết, đến nay siêu thị vẫn chưa nhận được thông báo điều chỉnh giảm giá nào từ phía nhà cung cấp hàng hóa.

Theo ông Tuấn, tâm lý các doanh nghiệp là nếu điều chỉnh giảm sau đó sẽ rất khó tăng giá nên họ chỉ áp dụng chương trình khuyến mãi. Khi đó, giá sẽ giảm trong một thời gian nhất định, sau đó thì dễ dàng trở về mặt bằng ban đầu.

Tương tự, đại diện siêu thị Big C, Hà Nội, chia sẻ hiện nay giá bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm vẫn giữ ở mức ổn định, riêng các loại thịt đã được điều chỉnh giảm giá cách đây một tháng. "Tuy nhiên, do siêu thị thường xuyên có các chương trình ưu đãi nên tính ra, giá một số sản phẩm có thể rẻ hơn tháng trước", vị này nói.

Đại diện BigC cho biết thêm, giá các mặt hàng trong siêu thị luôn được giữ ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, việc lên xuống theo giá xăng, sức mua, nguồn cung, thời tiết không thể “nhạy” như đối với các chợ. “Việc cung ứng hàng vào siêu thị phải theo kế hoạch, hợp đồng, kiểm duyệt chất lượng nên không có chuyện nhảy giá thất thường hay phản ứng quá nhanh vì một yếu tố nào đó. Sự ổn định là để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng”, vị này cho hay.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ đại diện cho 50% mức sinh hoạt cuộc sống nói chung. Riêng lương thực, thực phẩm cũng đã có đến cả nghìn loại, không gói gọn như danh mục mặt hàng mà Tổng cục Thống kê tính nên CPI chưa phản ứng hết được thực tế.

“Nhìn người công nhân, nông dân, cán bộ xem sống thế nào thì mới là CPI thực tiễn. Sức mua của người dân giảm, buộc các hãng cung ứng sản xuất phải hạ giá để đẩy hàng tồn kho. Tuy nhiên, việc giảm giá hiện mới chỉ rõ nét với thịt lợn, thịt gà công nghiệp, còn hải sản, rau củ quả… vẫn đứng giá.”, ông Phú nói.

Theo ông, chỉ còn cách giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập của người tiêu dùng để nâng tăng sức mua. Mặt hàng nào giá bất hợp lý thì phải tiếp tục giảm xuống. Do khả năng tiêu thụ trên thị trường yếu nên cần đẩy mạnh chống hàng lậu hàng giả, cải tiến năng suất lao động và tổ chức lại hệ thống thu mua, phân phối để hạ giá thành.

Trên thực tế, việc giá cả không giảm đang gây không ít khó khăn cho chi tiêu của các bà nội trợ. Chị Trần Thị Hà, (phường 3, quận Gò Vấp) cho biết, mua sắm không còn được thoải mái như trước. “Mình phải hạn chế chi tiền những thứ không cần thiết. Những thứ nhỏ nhỏ như hành, ngò… giờ cũng đắt lên nhiều, không còn được cho thoải mái như trước mà phải mua từng chút một”. Chị cho rằng, lẽ ra giá nhiều mặt hàng thực phẩm phải giảm rồi, vì xăng đã giảm đi gần 2.000 đồng một lít.

Nhóm phóng viên

Các tin khác
 
Hỗ trợ trực tuyến
Nhân viên kinh doanh
NV Kinh Doanh
Phone: 028 3536 8888
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 118 118
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 119 119
Chăm sóc khách hàng
NV Kinh Doanh
Mobile: 028 22 119 119
Hotline
Mobile: 0942 119 119
Email: info@alibaba.vn

Quảng cáo

Ads
Ads
Ads
Đang online :65 - Tổng truy cập : 93,370,822