Báo cáo của Nielsen cho thấy, 17% người tiêu dùng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương không thích rủi ro trong đầu tư, còn tỷ lệ này ở Việt Nam lên tới 31%.
>Việt Nam vào danh sách 10 nơi đáng đầu tư nhất thế giới

Cứ hai người tiêu dùng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương thì có một người đang sở hữu khoản đầu tư nào đó, cao hơn trung bình thế giới 15% - theo khảo sát mới công bố ngày hôm nay của Nielsen, công ty chuyên phân tích và đo lường thông tin về những gì người tiêu dùng xem và mua sắm.

79% người tiêu dùng đều tự ra quyết định đầu tư và xử lý các vấn đề tài chính cá nhân mà không cần tư vấn viên. Tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn với 88% người tiêu dùng không xin lời khuyên của chuyên viên về vấn đề tài chính cá nhân. Ngược lại, 24% thường hỏi ý kiến bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp, cao hơn 5% so với trung bình khu vực.

88% người tiêu dùng Việt Nam không xin lời khuyên của chuyên viên về vấn đề tài chính cá nhân. Ảnh: B.H

Về sự thận trọng đầu tư, 17% người tiêu dùng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương không thích rủi ro, trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam lên tới 31%. Nielsen nhận định, Việt Nam là nơi có tỉ lệ nhà đầu tư thận trọng cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Mặt khác, một phần tư người tiêu dùng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết họ sẵn sàng chấp nhận dao động lớn về rủi ro trong khoản đầu tư của mình (trên dưới 15%). Trong số các nước Đông Nam Á, Philippines là nước có số nhà đầu tư chấp nhận mức độ dao động cao nhất (33%), sau đó là Indonesia (32%).

Khảo sát hơn 7.000 người tiêu dùng trực truyến về chiến lược đầu tư và các thói quen tài chính, cho thấy 40% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán khi đi ăn ngoài, mua sắm và giải trí. Trong khi đó, 97% vẫn dùng tiền mặt cho các giao dịch thông thường.

Các khoản đầu tư của người tiêu dung Châu Á Thái Bình Dương. Nguồn Nielsen.
Các khoản đầu tư của người tiêu dung Châu Á Thái Bình Dương. Nguồn Nielsen.

Về thói quen thanh toán nợ tín dụng, 24% người Việt Nam cho biết họ chỉ thanh toán phần tối thiểu. Đối với những người có nhiều thẻ tín dụng, 27% trả đầy đủ tất cả các khoản nợ trong tháng. Còn 29% khác chỉ trả đủ một số thẻ mình đang có.

Vàng, bạc và các kim loại quý đứng đầu danh mục đầu tư của 54% người tiêu dùng Việt Nam trong khảo sát. Sau đó là chứng khoán (52%), ngoại tệ (41%) và các khoản đầu tư an toàn như chứng khoán, ngoại tệ, lãi suất... (30%).

Khảo sát về tình hình tài chính cá nhân (PFM) được thực hiện tại Việt Nam trong quý 1, 6% nguời được hỏi có dự định đầu tư vào bất động sản, chứng khoán... trong 12 tháng tới, giảm ba phần tư so với cùng kỳ năm trước. Trong khi cùng kỳ năm trước có tới 63% muốn bỏ tiền tự kinh doanh thì năm nay con số này chỉ còn 36%.

Các kênh giao dịch đầu tư đã sử dụng trong 3 tháng qua – khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nguồn: Nielsen
Các kênh giao dịch đầu tư đã sử dụng trong 3 tháng qua – khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nguồn: Nielsen

Theo khảo sát về tình hình tài chính cá nhân của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam đang tìm đến kênh đầu tư an toàn hơn, gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng với lãi suất cao, nhất là tại các ngân hàng quốc doanh. 41% người được hỏi cho biết họ đang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng quốc doanh, tăng 5% so với quý 4/2011. Trong khi mức sử dụng dịch vụ tại ngân hàng cổ phần giảm từ 64% trong quý 4/2011 xuống còn 58% trong quý 1/2012.

"Khảo sát toàn cầu về thái độ đầu tư" được Nielsen thực hiện từ ngày 10 đến ngày 27 tháng 2 năm 2012, khảo sát hơn 28.000 người tiêu dùng trực tuyến ở 56 quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latin, Trung Đông, Châu Phi và Bắc Mĩ. Mẫu được chọn theo nhóm tuổi, giới tính cho mỗi quốc gia dựa trên những người sử dụng Internet và gán trọng số để đại diện cho tổng thể người sử dụng có sai số tối đa là trong khoản trên dưới 0.6%.

Hàn Phi

Các tin khác
 
Hỗ trợ trực tuyến
Nhân viên kinh doanh
NV Kinh Doanh
Phone: 028 3536 8888
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 118 118
NV Kinh Doanh
Phone: 028 22 119 119
Chăm sóc khách hàng
NV Kinh Doanh
Mobile: 028 22 119 119
Hotline
Mobile: 0942 119 119
Email: info@alibaba.vn

Quảng cáo

Ads
Ads
Ads
Đang online :69 - Tổng truy cập : 93,367,413